Thứ sáu, 19/04/2024, 5:07 PMChào Mừng Guest | RSS
Well come to THCS Thu Ngạc
Các trang bạn thích
cuộc thăm dò của chúng tôi
Đánh giá trang web:
Tổng số câu trả lời: 9
Thống kê

Tổng cộng: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
Đăng nhập từ
Trang chủ » 2012 » Tháng 5 » 4 » Thức dậy Đèo Mương
5:57 PM
Thức dậy Đèo Mương
Cách quốc lộ 32C trên chục cây số, nhưng Đèo Mương vẫn là một ốc đảo giữa đại ngàn, bao đời nay dân Đèo Mương chỉ biết cuốc bộ xuống núi theo những lối mòn…. Nhưng thời gian tới, khi dự án xây dựng đập thủy lợi và thủy điện nhỏ thành hiện thực sẽ thức dậy cả vùng đất bao năm bị cách trở, tách biệt này...

Cùng đoàn cán bộ Ban Quản lý Công trình xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ đi khảo sát, lập Dự án Xây dựng đập thủy lợi và thủy điện nhỏ nơi thượng nguồn suối Măng, chúng tôi ngược Đèo Mương (xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) vào một ngày cuối đông. Ở độ cao trên 1000m, Đèo Mương lạnh hơn vùng thấp dăm, bảy độ, hầu như quanh năm sương mù bao phủ. Tối mùa hè vẫn phải đắp chăn bông, sáng ra ngủ dậy quanh chiếu sương đọng thành vũng. Gió, lạnh là "đặc sản” nơi đây. Đèo Mương chưa có thứ gì đáng gọi là sản phẩm hàng hóa. Dân bản tự cấy lúa, trồng rau mà ăn, tự nuôi con lợn, con gà đến ngày giỗ Tết mà đụng… 

Con đường ngót 10km từ trung tâm xã lên bản ngày trước chỉ là lối mòn,  một bên là núi đá dựng đứng, một bên là vực thẳm. Năm 2008, thương người dân vất vả phải đi bộ gần 10km xuống trung tâm xã cõng dầu, muối, sách vở... huyện đã trích kinh phí cải tạo con đường. Nhưng kinh phí ít ỏi nên chẳng khác nào muối bỏ bể, đường được mở rộng nhưng vẫn là đường đất, ngày nắng thì xe vào được, còn ngày mưa người dân vẫn phải cuốc bộ. Hơn hai năm trước, Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ đã lên khảo sát địa điểm để trồng hoa, rau đặc sản miền ôn đới. Ngay sau đó, Dự án Trồng rau xứ lạnh và các loài hoa quý của Đà Lạt như ly, lay ơn... đã được triển khai tại đây với quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhưng do điều kiện giao thông đi lại quá khó khăn, sau khi vượt hơn chục km đường rừng từ Đèo Mương xuống trung tâm xã, rau và hoa dù được bảo quản cẩn thận vẫn bị dập nát. Thêm những khó khăn về thủy lợi, điện... nên Dự án chưa thể triển khai như mong muốn.

Ngược dòng suối Măng, Trưởng bản Mương 1 Hoàng Văn Hiến cho biết: từ ngày có đường, bà con bản Mương không phải xuống trung tâm xã gùi cõng muối, dầu... nữa. Phân bón, hàng hóa cũng đã theo xe vào giúp đời sống người dân đỡ khó khăn hơn. Trường tiểu học cũng mới được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng năm 2009. Trẻ con đi học không phải đốt đuốc soi đường từ 5h sáng như trước. Nhưng con đường để Đèo Mương thoát khỏi đói nghèo vẫn còn nhiều cách trở. Con đường đất mới mở từ trung tâm xã lên bản đã phá thế "ốc đảo” cho Đèo Mương. Nhưng nếu có đường kiên cố vượt được Đèo Mương, nối thông với Yên Lập để phá thế độc đạo, cộng với điện và chủ động được nguồn nước tưới, Đèo Mương mới có thể phát triển được. Đối với người dân, cái ăn đã tự túc được nhưng cái đường, cái điện quả là khó khăn. Cũng vì điều kiện đi lại quá khó khăn mà đến nay dân Đèo Mương vẫn chưa biết đến ánh sáng của điện lưới. Một số hộ khá giả mới có điện nước (điện phát bằng mô tơ quay nước), còn lại cứ ăn xong cơm tối là "ba xoa hai đập” lên giường trùm chăn ngủ, chiếc tivi đen trắng vẫn là niềm khát khao...

Chủ tịch UBND xã Thu Ngạc Đinh Văn Ngữ trăn trở: có lẽ, mọi cái khó ở vùng đất này cũng xuất phát từ sự cách trở, tách biệt với bên ngoài. Người dân Đèo Mương không còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Họ đã biết tự lực làm ăn, biết tích lũy, nhưng cái khó nhất kìm chân họ chính là đường về xuôi chưa được thông suốt. Huyện cũng đã có dự án nâng cấp, trải nhựa đường từ trung tâm xã lên Đèo Mương và nối thông với Yên Lập, nhưng vẫn phải chờ… kinh phí. Thấu hiểu sự khó khăn của người dân, sau đợt lên thăm bản Mương vào cuối tháng 8.2010 vừa qua, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đức Thiện đã chủ động tìm nguồn vốn triển khai dự án đưa điện lưới quốc gia về với bản Mương. Đến nay, việc dựng cột đã bắt đầu khởi động. Có đường, có điện, chủ động được nguồn nước tưới, triển khai tiếp dự án quy hoạch vùng trồng rau và hoa đặc sản trái mùa… chắc chắn Đèo Mương sẽ đổi thay nhanh chóng.

Sau hơn 1 giờ đi bộ qua thung lũng Đèo Mương, chúng tôi bắt đầu hành trình vượt dốc vào điểm khảo sát làm đập ngăn dòng suối Măng. Đi mãi rồi cũng đến khu vực dự định làm đập thủy lợi - nơi có mỏm núi nhô ra giống hình con ếch khổng lồ đang chuẩn bị nhào xuống nước. Sau cơn mưa rừng bất chợt, nắng bừng lên, dòng suối Măng hiện ra dưới chân núi, nước cuộn lên như ánh bạc. Những sợi nắng vàng óng, xiên qua màn sương vấn vít bên sườn núi khiến những khoảng ruộng bậc thang cứ lênh láng như mật từ trên trời đổ xuống... Các cán bộ của Ban quản lý Công trình xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ vội lấy máy móc, giấy bút ra đo đạc, ghi chép. Nếu Dự án Xây dựng đập thủy lợi và thủy điện nhỏ thành hiện thực sẽ thức dậy cả vùng đất bao năm bị cách trở, tách biệt này... Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đức Thiện cho biết: suối Măng khởi nguồn từ đỉnh đèo Mương với độ cao 1.200m so với mực nước biển. Sự chênh lệch độ cao nơi thượng nguồn đã tạo ra nhiều thác nước trên dòng chảy, nếu đắp đập thủy lợi ở địa điểm này ít nhất cũng sẽ giải quyết được cơ bản nguồn nước tưới chủ động cho thung lũng Đèo Mương, giúp người dân chuyển từ canh tác 1 vụ sang 2 vụ, và làm sống lại dự án chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau sạch và hoa xứ lạnh, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương...

Đêm vùng cao giăng màn sương trắng mờ ảo. Càng về khuya, gió thổi càng mạnh. Bên đống lửa rừng rực cháy xua tan hơi lạnh sương đêm, những khó khăn cùng tiềm năng, hy vọng của Đèo Mương được nhắc lại. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và những cố gắng trong cách nghĩ, cách làm của cán bộ cơ sở… trong tương lai không xa, nơi thượng nguồn suối Măng sẽ không còn xa ngái.

Lượt xem: 301 | Đăng bởi: thungacts | Đánh giá: 3.0/1
Tổng nhận xét:: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên *:
Email:
Nhập mã bên *:
lịch
«  Tháng 5 2012  »
CNHBTNSB
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031
mục lưu trữ
[13/05/2012]
"Đọc - chép" - một số vấn đề cần trao đổi (0)
[14/05/2012]
Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (Khóa X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp (12)
[05/05/2012]
Các biểu mẫu sơ kết học kì II năm 2012 (0)
[09/05/2012]
Các file điểm học kì II các lớp (2)
[13/05/2012]
Cắt xén chương trình là có tội với học sinh (0)
[13/05/2012]
Chấm dứt dạy “biểu diễn” (0)
[13/05/2012]
Cô giáo Dương Thị Hoàn được trao bằng Lao động sáng tạo (0)
[04/05/2012]
Gieo chữ nơi đại ngàn (0)
[08/05/2012]
Hướng dẫn hoàn thiện phiếu đánh giá công chức (1)
[04/05/2012]
Hướng dẫn xét TN THCS năm học 2011 - 2012 (0)