Thứ tư, 24/04/2024, 1:57 AMChào Mừng Guest | RSS
Well come to THCS Thu Ngạc
Các trang bạn thích
cuộc thăm dò của chúng tôi
Đánh giá trang web:
Tổng số câu trả lời: 9
Thống kê

Tổng cộng: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
Đăng nhập từ
Trang chủ » 2012 » Tháng 5 » 4 » Gieo chữ nơi đại ngàn
6:05 PM
Gieo chữ nơi đại ngàn
 
(Banduong.vn) - Trong cái lạnh cắt da cắt thịt, vượt qua những con dốc cao lởm chởm, mất chừng 3 giờ đồng hồ, chúng tôi đến được Cọ Sơn, nơi định cư của hơn 100 hộ người dân Mường. Đây là một phân hiệu của Trường tiểu học Thu Ngạc, huyện Tân Sơn (Phú Thọ). Các em học sinh ở đây vẫn ngày ngày vượt qua những con đường như thế để tới lớp học.
 

Từ trên cao nhìn xuống Cọ Sơn như một lòng chảo quanh năm sương mù bao phủ. Cây cối rậm rạp, mùa đông, cái rét thấu xương làm cho ai ai cũng phải e ngại bởi sự khắc nghiệt của mùa đông ở đây. Từ lâu, Cọ Sơn vẫn được xem là một trong những bản nghèo của xã Thu Ngạc. Cuộc sống của đồng bào Mường ở đây còn nhiều gian truân, đường sá đi lại còn khó khăn nên chuyện học vẫn còn mong manh trong suy nghĩ của người dân. Nhưng rồi, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ước mơ con chữ đến với con em Mường đã dần hiện diện trong suy nghĩ và cuộc sống ở Cọ Sơn. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thoa tình nguyện xung phong lên dạy chữ ở Cọ Sơn ngay từ những ngày đầu. 24 năm gắn bó với bao nỗi nhọc nhằn của học trò bản nghèo, chống gậy leo núi tới trường tìm chữ. Ngày nào cũng vậy, cô và học trò phải dậy từ rất sớm, vượt hơn 8km đường suối, đường rừng để cùng các em học sinh tới trường. Con đường có lẽ là quá dài, quá khó khăn. Có những ngày trời mưa to, lũ lớn, cô Thoa và học sinh phải chống gậy đi tắt đường rừng rồi lại vòng xuống, rất nhọc nhằn.

Thời tiết vùng cao giá lạnh, thiếu áo mặc cộng với cái đói, cái nghèo, những ngày giáp hạt, bước chân của học trò thêm khó nhọc. Biết vậy, cô Thoa không nản lòng. Cô đến tận nhà các em động viên, vỗ về, chia sẻ. Từ đó, học trò của cô ít bỏ học, nghe lời cô hơn. Tuy đường đi lội suối, trèo đèo nhưng ở Cọ Sơn vẫn có những bài học thấm đẫm công sức của cả cô và trò mỗi khi đến lớp. 

Cô giáo Đinh Thị Hòa - Hiệu trưởng Trường tiểu học Thu Ngạc cho biết: "Học trò ở Cọ Sơn vất vả lắm, nhưng được cái chăm học. Đó là niềm an ủi cho các thầy, cô giáo. Có em, buổi sáng tới trường, nhưng chiều phải về lên nương làm rẫy, trồng ngô, khoai sắn...”. Thấu hiểu được nỗi lòng học trò, cô giáo Nguyễn Thị Thoa hơn 20 năm qua chưa một lần bỏ dở công việc.

Bầu trời Cọ Sơn những ngày cuối năm lạnh tái tê nhưng trong vắt một màu. Cọ Sơn đang viết cho mình một câu chuyện cổ tích thật đẹp và ấm áp. Câu chuyện về những người gieo chữ và những người nhận chữ thật gian truân, vất vả nhưng thật ấm áp tình người.

Lượt xem: 386 | Đăng bởi: thungacts | Đánh giá: 0.0/0
Tổng nhận xét:: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên *:
Email:
Nhập mã bên *:
lịch
«  Tháng 5 2012  »
CNHBTNSB
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031
mục lưu trữ
[13/05/2012]
"Đọc - chép" - một số vấn đề cần trao đổi (0)
[14/05/2012]
Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (Khóa X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp (12)
[05/05/2012]
Các biểu mẫu sơ kết học kì II năm 2012 (0)
[09/05/2012]
Các file điểm học kì II các lớp (2)
[13/05/2012]
Cắt xén chương trình là có tội với học sinh (0)
[13/05/2012]
Chấm dứt dạy “biểu diễn” (0)
[13/05/2012]
Cô giáo Dương Thị Hoàn được trao bằng Lao động sáng tạo (0)
[04/05/2012]
Gieo chữ nơi đại ngàn (0)
[08/05/2012]
Hướng dẫn hoàn thiện phiếu đánh giá công chức (1)
[04/05/2012]
Hướng dẫn xét TN THCS năm học 2011 - 2012 (0)