Thứ ba, 23/04/2024, 9:23 PMChào Mừng Guest | RSS
Well come to THCS Thu Ngạc
Các trang bạn thích
cuộc thăm dò của chúng tôi
Đánh giá trang web:
Tổng số câu trả lời: 9
Thống kê

Tổng cộng: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
Đăng nhập từ
Trang chủ » 2012 » Tháng 5 » 4 » Về nơi “ đất vịt đẻ hai trứng”
6:00 PM
Về nơi “ đất vịt đẻ hai trứng”


Ve noi   

Chiếc Win dã chiến được "gia cố" thêm bằng những sợi xích sắt buộc vòng quanh bánh xe trầy trật nhích từng mét trên con đường vào bản Đèo Mương (thuộc xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn, tỉnh Hòa Bình). Ngồi sau "tay lái lụa" Nguyễn Thanh Vấn - một cán bộ ở Đèo Mương - chốc chốc tôi lại giật mình thon thót vì những đoạn cua tay áo mà con đường cứ trồi lên sụp xuống bởi lốc nhốc lô nhô đá hộc và dày đặc ổ gà ổ voi. Thế mới hiểu cái sự "thâm thúy" của anh cán bộ xã Thu Ngạc lúc chiều... nắn chân tôi ngầm như "cảnh báo" về đoạn gọi là đường độ dài chừng 6 - 7km dẫn vào vùng rừng núi hoang vu, hiểm trở nằm ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển, nơi có hơn 100 hộ đồng bào dân tộc Mường sinh sống.

"Đất vịt đẻ hai trứng..."

Trả lời thắc mắc của tôi về cái sự có vẻ như ngược đời này, "tay" lái xe ôm bất đắc dĩ cười bí hiểm: "Khi nào đến nơi cậu sẽ biết! Đã từng có một số nhà báo vào đây nhưng cuối cùng phải bỏ cuộc giữa chừng vì gặp đúng mùa mưa lũ, đá lăn lấp kín đường". Quả thực, tôi đã mừng hơi sớm khi thấy đoạn đầu tuy nhỏ, độ dốc lớn nhưng con đường tương đối bằng phẳng. Vừa đi, hai anh em chuyện trò như pháo rang. Đang ngon trớn, bất chợt chiếc xe bỗng chồm lên rồi khựng lại. "Bắt đầu rồi đấy!" - anh Vấn bảo tôi. Trước mắt, một vùng lau lách rậm rạp như thể nơi đây chưa hề có dấu chân người. Thoắt cái, con đường còn tươi màu đất mới đã ở phía sau lưng, thay vào đó là lối mòn nằm vắt vẻo ngang lưng núi, một bên là vực sâu hun hút, một bên là những vách đá tai mèo lởm chởm, có những tảng đá cheo leo tưởng chừng như có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.

Lớp học vùng cao dân tộc Mường.

Tôi tưởng phải xuống xe "tăng bo" thì nhận ngay được "chỉ thị": "Cứ yên tâm, ngồi yên, nhưng cậu bám chắc vào không rơi đấy! Cố gắng, chỉ còn độ 4km nữa là vào đến nơi!". 4km theo lời của anh Vấn - người đã có thâm niên hơn chục năm bám bản - dài và xa hun hút. Đường đã nhỏ lại lổn nhổn đá hộc, liên tiếp những đoạn cua tay áo chứa đựng những nguy hiểm chực chờ. Nhưng khó chịu nhất vẫn là những cua đường nhầy nhụa bùn đất, hậu quả của trận mưa từ mấy ngày hôm trước. Chiếc Win dã chiến chốc chốc lại gầm lên, phả khói mù mịt, khét lẹt. Không ít những đoạn hai anh em phải nhảy xuống khò lưng người bắt bánh, người đẩy đưa xe qua. Chưa hết, cứ đi độ dăm chục mét lại bắt gặp một rãnh nước võng vãnh vắt qua đường, bùn ngập ngang bắp vế, chiếc xe nhảy chồm chồm, xóc dựng người lên. Thấy tôi lắc đầu chán nản, anh Vấn cười: "Mấy hôm này mưa ít, còn dễ đi đấy! Có hôm mưa mấy ngày liền, ra làm việc với xã, "tăng bo" là chuyện thường...".

Mấy km đường "tiêu" hết quãng thời gian hơn hai giờ đồng hồ đi bằng xe gắn máy, vào đến bản, ngó bộ dạng của nhau hai anh em phá lên cười. Người bê bết bùn đất, quần sắn móng lợn cao quá gối, tay xách dép, tay ôm cặp, anh Vấn lại khò lưng đẩy chiếc xe máy đi mượn ngoài xã để chở tôi vào gầm ngôi nhà sàn. Ngồi rít điếu thuốc lào lọc xọc, anh Vấn tâm sự: "Mấy lần cũng định vay mượn mua cái xe máy nhưng nghĩ đi nghĩ lại, nhà có mấy con trâu còn phải dành lo cho cậu con trai mới ra trường, vậy mà cũng có đủ đâu! Với lại, bán trâu đi thì lấy gì cày ruộng? Đi nhiều cũng quen, mình còn khắc phục được đành cố gắng chứ biết làm sao bây giờ!".

Tôi đảo mắt nhìn quanh căn nhà của anh Vấn. Chẳng có vật dụng gì đáng giá ngoài chiếc đầu đĩa và cái tivi đen trắng núm mất núm còn có từ đời... ơkìa. Ở một góc nhà sàn, một bà già khó đoán tuổi đang lúi húi nổi lửa nấu cơm. "Mẹ tôi đấy! Mới 60 nhưng cụ đã yếu lắm rồi..." - anh Vấn nhìn tôi ái ngại. Tôi đi lại chào bà cụ. Thêm một lần sửng sốt, tôi không dám tin vào mắt mình. Đôi bàn tay răn reo của bà cụ đang cầm đũa đảo nồi cơm sôi đã cạn nước lổn nhổn những khúc sắn. Chắc đoán được ý nghĩ của tôi, anh Vấn cười buồn: "Nhà mình như thế này là còn khá. Nhiều hộ cứ đến mùa giáp hạt lại tất tả chạy ngược chạy xuôi, cơm độn sắn ăn cũng không được no huống chi là...". Anh Vấn bỏ lửng câu nói, thở dài khi nghe tiếng còi xe dừng lại trước cửa. Nháy mắt đã thấy giọng anh cán bộ xã hồi chiều oang oang: "Thế nào, có ấn tượng không, nhà báo?".

Ấn tượng thật sự. Mới hơn năm giờ chiều mà trời đã sụp tối rất nhanh. Chúng tôi đảo một vòng quanh bản. Lúc này mới là khoảng cuối hè, đầu thu vậy mà ở đây sương núi đã buông mờ mịt thung lũng. Đèo Mương giống như một cái chảo nước lạnh khổng lồ đang bốc hơi. Ngay đến thời tiết cũng có vẻ ngược đời. Anh cán bộ xã vỗ vai cười, giải thích: "Chắc ông bí thư chi bộ đây chưa nói cho ông biết? Đèo Mương là thế đấy. 2/3 thời gian trong năm bị sương mù che phủ, kéo dài từ chiều tối hôm trước đến gần trưa hôm sau. Vậy nên ở đất này vịt mới đẻ những... hai trứng một ngày. Không tin, mai ông cứ để ý kiểm tra thì khắc biết!". Anh Vấn nhìn tôi cười mà trong nụ cười ấy có cái gì đó như xót xa...

Bản Mường bao giờ hết xa?

Trong câu chuyện với tôi, anh Vấn kể nơi đây, hầu hết là đồng bào dân tộc Mường sinh sống từ bao đời nay. "Trên giấy tờ thì rõ ràng, rành mạch như vậy chứ từ xưa đến nay bà con dân bản vẫn sống đoàn kết, gắn bó với nhau như anh em một nhà. Chỉ tội cái nghèo..." - dốc cạn bát rượu ngô cay xé họng, quẳng thêm mấy cành củi vào bếp lửa đang cháy leo lét, một người khác tiếp lời: "Nhà báo chưa được chứng kiến mùa đông ở đây, khủng khiếp lắm! Sương núi mờ mịt đến gần trưa mới tan nên quần áo, chăn màn lúc nào cũng ẩm ướt. Thời tiết, khí hậu như vậy nên việc canh tác cũng khó khăn.

Một góc Đèo Mương

Đường giao thông khó khăn nên mọi sản phẩm làm ra phần lớn được người dân trong bản tự tiêu thụ. Những vật dùng, nhu yếu phẩm khác cứ cách 1-2 tuần các hộ gia đình lại luân phiên nhau cử người xuống xã mua. Dầu, mắm, muối... là những thứ vô cùng quan trọng. Tính toán không kỹ, thiếu, chỉ còn cách... nhịn miệng. "Làm gì có ai bán mà mua!" - ông Thanh cho biết. "Vậy nhưng, điều đáng tự hào nhất của bản chúng tôi là dù có khó khăn như vậy nhưng trẻ em vẫn được đến trường. Được học cái chữ, mong là sau này tương lai bọn trẻ sẽ sáng sủa hơn. Sẽ bớt nghèo, bớt khổ hơn chúng tôi bây giờ...".

Được đi học, học lên cao và có một con đường nối liền bản Đèo Mương với trung tâm xã Thu Ngạc là khát vọng có thể nói là truyền đời của người dân ở đây. Tuy ở Đèo Mương đã có trường mầm non, trường tiểu học do các giáo viên dưới xuôi tình nguyện "cõng" cái chữ lên đây truyền dạy cho các em nhưng sự học nghe chừng vẫn còn gian nan lắm. Anh Vấn tâm sự: "Bản chỉ mới có trường tiểu học nên muốn học lên THCS các em phải ra ngoài xã, vượt tiếp 13km đường đồi núi lên Thạch Kiệt mới có trường cấp ba. Khó khăn là vậy nên số trẻ cắp sách đến trường cứ "rụng" dần theo mỗi cấp học. Chúng tôi cũng đã cố gắng tạo điều kiện hết sức nhưng đành bó tay, cái ăn còn chưa đủ nữa là...". Anh Vấn ngừng lời, mắt hướng về phía dãy núi mù xa.

Mong sao người dân Đèo Mương sẽ sớm chia tay với đói nghèo và lạc hậu. Để những người "từ thế giới bên ngoài" như tôi mỗi lần chia tay lại hỏi: Bản Mường bao giờ hết xa?

Bài và ảnh: Nguyễn Khánh

Lượt xem: 291 | Đăng bởi: thungacts | Đánh giá: 0.0/0
Tổng nhận xét:: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên *:
Email:
Nhập mã bên *:
lịch
«  Tháng 5 2012  »
CNHBTNSB
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031
mục lưu trữ
[13/05/2012]
"Đọc - chép" - một số vấn đề cần trao đổi (0)
[14/05/2012]
Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (Khóa X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp (12)
[05/05/2012]
Các biểu mẫu sơ kết học kì II năm 2012 (0)
[09/05/2012]
Các file điểm học kì II các lớp (2)
[13/05/2012]
Cắt xén chương trình là có tội với học sinh (0)
[13/05/2012]
Chấm dứt dạy “biểu diễn” (0)
[13/05/2012]
Cô giáo Dương Thị Hoàn được trao bằng Lao động sáng tạo (0)
[04/05/2012]
Gieo chữ nơi đại ngàn (0)
[08/05/2012]
Hướng dẫn hoàn thiện phiếu đánh giá công chức (1)
[04/05/2012]
Hướng dẫn xét TN THCS năm học 2011 - 2012 (0)